Nhà bảo tồn động vật hoang dã đầu tiên của Việt Nam nhận Giải thưởng Môi trường Goldman

Nguyễn Văn Thái (second, left), 39, director of Save Vietnam's Wildlife during one of his trips to release pangolins into the wild. — Photo courtesy of Save Vietnam's Wildlife

 

Nguyễn Văn Thái (thứ hai, bên trái), 39 tuổi, Giám đốc Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife) trong một lần đi thả tê tê về với thiên nhiên. – Ảnh do Save Vietnam’s Wildlife cung cấp

HÀ NỘI — Nguyễn Văn Thái, 39 tuổi, Giám đốc Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Việt Nam, đã trở thành nhà bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam đầu tiên và là người châu Á duy nhất nhận Giải thưởng Môi trường Goldman năm 2021 – giải thưởng danh giá nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cấp cơ sở.

Giải thưởng tôn vinh những anh hùng môi trường cấp cơ sở từ sáu lục địa gồm: Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, các Quần đảo và Quốc đảo, Bắc Mỹ, Nam và Trung Mỹ.

Giải thưởng trị giá 200.000 đô la Mỹ, công nhận những cá nhân có nỗ lực to lớn và bền vững trong công tác bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nhiều rủi ro cá nhân.

ÔngThái đã được trao giải thưởng tại buổi lễ trực tuyến, diễn ra lúc 4 giờ chiều (PDT) ngày Thứ Ba 15 tháng 6, vì đóng góp của anh trong việc giải cứu 1.540 cá thể tê tê khỏi nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã từ năm 2014 đến năm 2020, thành lập đội chống săn trộm đầu tiên của Việt Nam dưới sự đồng quản lý của Save Vietnam’s Wildlife – một tổ chức phi chính phủ địa Phương- và Chính phủ từ năm 2018.

Đội đã phá hủy 9.701 bẫy thú, tháo dỡ 775 trại bất hợp pháp, tịch thu 78 khẩu súng và bắt giữ 558 kẻ săn trộm từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020, làm giảm đáng kể nạn săn trộm trái phép ở Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.

Tê tê là loài động vật có vú bị săn trộm và buôn bán nghiêm trọng nhất trên thế giới, trong đó ba trong số bốn loài tê tê châu Á đang ở mức cực kỳ nguy cấp. Trong thập kỷ qua, ước tính hơn một triệu con tê tê đã bị săn trộm trên toàn thế giới, và Việt Nam là một điểm nóng đặc biệt. Năm 2004, 60 tấn tê tê sống đã bị bắt từ những kẻ săn trộm ở Việt Nam.

Năm 2016, Thái đã mở Trung tâm Giáo dục về Động vật Ăn thịt và Tê tê, cơ sở đầu tiên thuộc loại hình này tại Việt Nam, nhằm cung cấp các khóa học về bảo tồn động vật hoang dã cho trẻ em địa phương và quần chúng. Ông cũng tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ hải quan, bộ đội biên phòng và kiểm lâm về luật động vật hoang dã và cách chăm sóc đúng cách cho những con tê tê bị bắt giữ.

Kết quả là, gần 8.200 trẻ em sống trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Cúc Phương đã được truyền cảm hứng trong việc bảo tồn động vật hoang dã cho đến nay. Khoảng 2.500 cán bộ thực thi pháp luật được tham gia các khóa đào tạo về bảo tồn động vật hoang dã.

Thông thường, những người đoạt giải được trao giải thưởng trực tiếp tại một buổi lễ tại Nhà hát Opera San Francisco, Hoa Kỳ, vào tháng 4, nhưng năm nay, do sự bùng phát của dịch Covid-19, giải thưởng sẽ được trao trực tuyến và được chia sẻ trên mạng xã hội vào ngày 15 tháng 6.

Những người chiến thắng giải thưởng được lựa chọn bởi một ban giám khảo quốc tế từ các đề cử bảo mật được gửi bởi một mạng lưới các tổ chức và cá nhân hoạt động môi trường trên toàn thế giới.

Năm người chiến thắng khác của giải thưởng năm nay là Gloria Majiga-Kamoto từ Malawi; Maida Bilal, người Bosnia và Herzegovina; Kimiko Hirata, Nhật Bản; Sharon Lavigne, Hoa Kỳ; Liz Chicaje Churay, người Peru.

Giải thưởng Môi trường Goldman được thành lập vào năm 1989 bởi các nhà lãnh đạo dân sự và nhà từ thiện quá cố của San Francisco, Richard và Rhoda Goldman.

Trong 32 năm, giải thưởng đã có tác động hết sức to lớn đến hành tinh. Cho đến nay, giải thưởng đã vinh danh 206 người chiến thắng, trong đó có 92 phụ nữ, đến từ 92 quốc gia, và đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng mà Trái đất đang phải đối mặt.



Thái checks a pangolin in his centre in Ninh Bình Province. — Photo courtesy of Save Vietnam's Wildlife

 

Thái kiểm tra một con tê tê ở trung tâm của mình ở tỉnh Ninh Bình. – Ảnh do Save Vietnam’s Wildlife cung cấp.

Bất ngờ và Tự hào

ÔngThái cho biết: “Tôi thực sự bất ngờ khi biết tin mình là một trong những người đoạt giải năm nay”.

Ông cho biết thêm, vì ông không phải nộp hồ sơ tranh giải, mà ban tổ chức giải thưởng đã bí mật tìm ra ứng viên, đánh giá và công bố người thắng cuộc.

“Tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam đầu tiên làm việc trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã nhận được giải thưởng này,” ông Thái nói.

“Đây là giải thưởng lớn nhất mà tôi từng nhận được trong đời,” anh nói.

Ông Thái dự định sẽ sử dụng số tiền thưởng cho việc bảo tồn tê tê và động vật hoang dã trong tương lai.

Giải thưởng này là sự công nhận đối với những nỗ lực không mệt mỏi của ông trong việc bảo vệ động vật hoang dã, ông cho biết.

“Tôi nghĩ rằng giải thưởng sẽ giúp tôi xây dựng niềm tin hơn nữa giữa các đối tác quốc tế, các nhà tài trợ và cộng đồng Việt Nam để họ sẽ đồng hành cùng tôi trong việc bảo tồn động vật hoang dã trong tương lai,” ông Thái chia sẻ.

Động lực để bảo tồn động vật hoang dã

Ông Thái lớn lên gần Vườn Quốc gia Cúc Phương, phía Bắc tỉnh Ninh Bình. Khi còn nhỏ, ông đã chứng kiến một con tê tê mẹ bị người dân trong làng bắt và giết chết. “Vì vậy, tôi quyết định thực hiện công việc bảo tồn tê tê là sự nghiệp của đời mình,” ông nói.

Ông đăng ký theo học ngành Quản lý bảo vệ rừng tại Trường Đại học Lâm nghiệp khóa 2001-2005.

Năm năm sau ông đến Vương quốc Anh để tham gia khóa học 6 tháng về quản lý bảo tồn động vật hoang dã vào năm 2010.

Sau đó, ông theo học thạc sĩ về bảo tồn động vật hoang dã tại Đại học Quốc gia Australia vào năm 2012.

Thái said in 2014 – when he set up Save Vietnam’s Wildlife – a centre to secure a future for Vietnamese wildlife, he realised that most of the wildlife conservation activities were momentary and short-term.

Ông Thái cho biết vào năm 2014 – khi thành lập Save Vietnam’s Wildlife – một trung tâm bảo đảm tương lai cho động vật hoang dã Việt Nam, ông nhận ra rằng hầu hết các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã chỉ mang tính thời điểm và ngắn hạn.

Ông nói: “Chúng không bền vững.”

Ông cho biết thêm, hầu hết các dự án bảo tồn động vật hoang dã vào thời điểm đó đều được thực hiện dưới sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Vì vậy, ông quyết định thành lập Trung tâm để cứu hộ động vật hoang dã của Việt Nam về lâu dài, ông nói.

Ưu điểm và nhược điểm

Ông Thái cho biết những năm gần đây, tê tê được biết đến nhiều hơn nên nhiều người trong cộng đồng bắt đầu hành động để bảo vệ loài vật này.

“Đó là một trong những lợi thế,” ông nói.

Một lợi thế khác là ông Thái có thể kết hợp sự hiểu biết của mình về người Việt Nam trong việc tiêu thụ động vật hoang dã với những kiến thức học được từ các khóa đào tạo và hội nghị quốc tế về bảo tồn, ông cho biết.

Nói về những khó khăn, ông Thái cho biết việc xây dựng cơ chế hoạt động cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam là một thách thức, trong khi chưa có nhiều chủ trương cũng như bài học kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.

Ngoài ra, lo lắng về kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã cũng là một thách thức, ông nói.

Ông nói thêm: “Thói quen tiêu thụ động vật hoang dã đã ăn sâu vào văn hóa Việt Nam, vì vậy việc thay đổi thói quen của người dân là một việc thực sự khó khăn và lâu dài,” ông cho biết thêm.

Hơn nữa, sự tham gia của các tổ chức phi lợi nhuận vào công tác bảo tồn động vật hoang dã chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm nhiều như mong đợi, ông nói.

Kế hoạch tương lai

Ông Thái có kế hoạch nhân rộng mô hình bảo tồn động vật hoang dã, do Save Vietnam’s Wildlife thực hiện, sang nhiều vườn quốc gia trên khắp cả nước.

Ông cũng muốn đóng góp vào việc sửa đổi một số văn bản pháp lý, đưa việc sử dụng động vật hoang dã trở thành hành vi bị cấm và lên án, xử phạt mạnh mẽ những người vi phạm.

Ông nói, ông và các cộng sự sẽ tiếp tục phát triển sinh kế cho người dân miền núi xung quanh các khu bảo tồn trọng điểm của đất nước, cũng như tăng cường thông tin để thay đổi hành vi của người dân.

Họ cũng sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp và cá nhân đóng góp vào việc bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học ở Việt Nam trong tương lai, ông cho biết thêm.

“Một người không thể bảo vệ động vật hoang dã, một tổ chức không thể bảo vệ động vật hoang dã, nhưng tất cả chúng ta có thể làm việc đó. Chúng ta cần mọi người bảo vệ động vật hoang dã”, ông Thái nói.

Nguồn: vietnamnews.vn

Related Post
Australia hỗ trợ Việt Nam nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ

Hành trình Hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo - Lần 6 góp

Read more
Ứng tuyển thành viên Ban phỏng vấn Học bổng Chính phủ Australia

Aus4Skills là đơn vị thay mặt Chính phủ Australia quản lý Học bổng Chính phủ

Read more
Cựu sinh Australia thúc đẩy hợp tác khu vực về biến đổi khí hậu

Diễn đàn cựu sinh Australia về ứng phó biến đổi khí hậu, diễn ra tại

Read more
Diễn đàn biến đổi khí hậu của cựu sinh Australia

Bạn là cựu sinh Úc rất quan tâm đến bảo vệ môi trường và sức

Read more
Học bổng Chính phủ Australia cho các nước ASEAN

Học bổng Chính phủ Australia cho các nước ASEAN nhận hồ sơ cho nhập học

Read more
Australia cùng Việt Nam nghiên cứu tổng kết 40 năm Đổi Mới

Hội thảo “Việt Nam: 40 năm Đổi Mới và tầm nhìn 2045” là một phần

Read more
Thúc đẩy thay đổi: Việt Nam hợp tác với Australia sửa đổi luật bình đẳng giới

Khóa học ngắn hạn trao đổi kiến thức về Luật Bình đẳng giới dành cho

Read more
Hội thảo trực tuyến giới thiệu Học bổng Chính phủ Australia nhập học năm 2025

Đăng ký tham gia hội thảo trực tuyến để có thông tin mới nhất về

Read more
Gặp gỡ các trường đại học Úc – Học bổng Chính phủ Australia nhập học 2025

Trao đổi với đại diện các trường đại học Úc để lựa chọn khóa học

Read more
Australia tăng cường hỗ trợ xây dựng chính sách trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Thông qua chương trình Aus4Skills, Australia đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xây

Read more
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông báo nâng cấp

Read more
Chia sẻ thông tin về Học bổng Chính phủ Australia năm học 2025 tại Gia Lai

Đăng ký tham gia tại Gia Lai để có thông tin mới nhất về Học

Read more
Chia sẻ thông tin về Học bổng Chính phủ Australia năm học 2025 tại Cao Bằng

Đăng ký tham gia tại Cao Bằng để có thông tin mới nhất về Học

Read more
Chia sẻ thông tin về Học bổng Chính phủ Australia năm học 2025 tại Quảng Nam

Tham gia hội thảo tại Quảng Nam để có thông tin mới nhất về Học

Read more
Quỹ hỗ trợ cựu sinh Úc bắt đầu tiếp nhận đề xuất đợt 7

Quỹ hỗ trợ cựu sinh Úc (AAGF) tiếp nhận đề xuất cho đợt tài trợ

Read more
Học bổng Chính phủ Australia nhận hồ sơ cho nhập học năm 2025

Công dân Việt Nam có thể nộp hồ sơ xin Học bổng Chính phủ Australia

Read more
Chia sẻ thông tin về Học bổng Chính phủ Australia năm học 2025 tại TPHCM

Đăng ký tham gia tại TPHCM để có thông tin mới nhất về Học bổng

Read more
Chia sẻ thông tin về Học bổng Chính phủ Australia năm học 2025 tại Hà Nội

Đăng ký tham gia tại Hà Nội để có thông tin mới nhất về Học

Read more