Thúc đẩy sự đa dạng thông qua lãnh đạo trong lĩnh vực nghệ thuật

Là nạn nhân của bạo lực giới và phân biệt đối xử do thấp lùn, Nguyễn Minh Châu hiện là nhà hoạt động tích cực đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật ở Việt Nam sau khi tham gia khóa đào tạo lãnh đạo kéo dài một năm của Hội đồng Nghệ thuật Australia.

Nguyễn Minh Châu, cựu sinh viên của Hội đồng Nghệ thuật Australia, là Điều phối viên quốc gia về Hòa nhập người khuyết tật tại UNDP và là điều phối viên chương trình quan hệ đối tác chung của UNDP, UNFPA và UNICEF về Quyền của người khuyết tật tại Việt Nam.

Chị Châu là người tiên phong chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật ở Việt Nam. Chị là thành viên đầu tiên của một nhóm thiểu số đang làm việc cho UNDP, đặc biệt tập trung vào quyền của người khuyết tật, và là một trong những diễn giả khuyết tật đầu tiên làm việc cho Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Minh Châu và đồng nghiệp của mình tại UNDP

Khi bắt đầu khóa học lãnh đạo của mình tại Hội đồng Nghệ thuật Australia, chị đã khá lo lắng.

Dù đã có nhiều năm kinh nghiệm diễn thuyết trước công chúng và thường rạng rỡ tự tin, chị Châu vẫn nhớ lại sự lưỡng lự của mình khi cùng các bạn lớp lãnh đạo trong lĩnh vực nghệ thuật thực hiện buổi chào hỏi trực tuyến đầu tiên: “Mọi người được yêu cầu bật máy camera để làm quen với nhau. Tất cả các bạn cùng lớp của tôi đều là nghệ sĩ, và họ trông thật xinh đẹp. Lúc đầu tôi cảm thấy rất tự ti về vẻ ngoài của mình”.

Khoảnh khắc này thực sự đã truyền cảm hứng cho chị Châu đón nhận và đề cao sự đa dạng trong vẻ đẹp của mỗi người cùng với công việc hiện tại của mình về hòa nhập người khuyết tật. Chị chia sẻ: “Khóa học nhấn mạnh thế nào là một xã hội hòa nhập. Nó thực sự giúp tôi nhận ra vẻ đẹp của chính mình và của người khác cũng như cách chúng ta có thể nâng tầm bản thân. Tất cả chúng ta đều đẹp theo cách riêng của mình”.

Được trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm mới để kể chuyện và vận động cho quyền của người khuyết tật, chị Châu đã đưa ra hai sáng kiến ​​nghệ thuật mới nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực đối với phụ nữ khuyết tật và quyền của họ. Chị đã tiếp cận hàng nghìn người khuyết tật, gia đình họ cũng như các cơ quan và nhà giáo dục liên quan để thực hiện việc này.

Góc nhìn của một phụ nữ mắc chứng thấp lùn đã giúp chị Châu có trải nghiệm trực tiếp với những thách thức liên quan đến việc không được coi trọng và thiếu sự hỗ trợ trong xã hội, qua đó thôi thúc chị trở thành một nhà hoạt động vì người khuyết tật xuất sắc cả ở Việt Nam và quốc tế.

Thông qua nghệ thuật, chị đã có thể lên tiếng về quấy rối tình dục, một trong những vấn đề chính mà phụ nữ khuyết tật thường gặp phải. Bản thân là một nạn nhân của vấn đề này, chị Châu đã dành nhiều năm cố gắng tìm cách để giúp đỡ người khác. Giờ đây, chị đang khuyến khích các nạn nhân khác cởi mở về trải nghiệm của chính họ thông qua nghệ thuật – từ viết một vở kịch đến biên đạo một điệu nhảy – mà ở đó, không ai phán xét hay đánh giá họ.

Chị Châu chia sẻ: “Việc nạn nhân lên tiếng trong cộng đồng của họ đã là rất khó, chứ đừng nói đến việc trả lời báo chí. Nhưng trong sáng kiến ​​của mình, tôi bắt đầu bằng việc khuyến khích người tham gia kể những câu chuyện mà họ biết, sử dụng đại từ ngôi thứ ba và một hình thức nghệ thuật như một vở kịch. Khi họ cảm thấy an toàn hơn, họ sẽ tiết lộ rằng những câu chuyện đó là của họ.”

Hiện tại, chị Châu đang kêu gọi thêm nhiều cựu sinh viên Australia là người khuyết tật tham gia các hoạt động kết nối cựu sinh viên và chia sẻ kinh nghiệm cũng như ý tưởng của họ về hòa nhập người khuyết tật với một mạng lưới rộng lớn hơn. Chị cũng luôn khuyến khích người khuyết tật cố gắng nắm bắt cơ hội học tập từ Australia.

“Tạo ra môi trường an toàn cho các nạn nhân khuyết tật bị lạm dụng tình dục biểu diễn và kể câu chuyện của họ bằng nghệ thuật là động lực để tôi học tập tại Australia. Tôi đã học được rất nhiều từ cách các nghệ sĩ Australia tham gia và thể hiện sự tôn trọng đối với các cộng đồng đa dạng trong tác phẩm của họ”.

Nguyễn Minh Châu giới thiệu các dự án của chị tại Diễn đàn Cựu sinh Australia 2 tại Đà Nẵng.

Related Post
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu trường hợp

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more
Hội thảo công bố báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Australia hỗ trợ dự báo kỹ năng cho ngành cảng và logistics tại Việt Nam.

Read more
Australia hỗ trợ báo cáo dự báo kỹ năng cho ngành cảng Việt Nam

Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng của Việt Nam cho giai đoạn 2024-2028,

Read more
Cựu sinh Australia thúc đẩy hòa nhập người khuyết tật trong quản trị địa phương

Cựu sinh viên Australia thảo luận các phát hiện chính của nghiên cứu về hòa

Read more
Aus4Skills tăng cường kết nối giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp

Australia đang hỗ trợ Việt Nam thông qua Aus4Skills để củng cố sự hợp tác

Read more
Kết nối giáo dục Australia-Việt Nam qua lăng kính sinh viên Úc

Maddie Crothers, sinh viên Học bổng New Colombo Plan, chia sẻ về kỳ thực tập

Read more