Kinh nghiệm xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng đại học

A student from Foreign Faculty (Thai Nguyen University) was interviewed by recruiters

 

A student from Foreign Faculty (Thai Nguyen University) was interviewed by recruiters

GD&TĐ – ĐH Thái Nguyên với 7 trường thành viên đã hoàn thành và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT năm 2017, là một trong những cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên trên toàn quốc thực hiện công tác này.

Đặc biệt, ĐH Thái Nguyên đang xây dựng khoảng 11 quy trình khác nhau để thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Xung quanh vấn đề đảm bảo chất lượng ĐH, PV Báo GD&TĐ có cuộc trao đổi với TS Phạm Văn Hùng -Trưởng Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Thái Nguyên.

Thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH

* Thầy đánh giá như thế nào về việc đảm bảo chất lượng gắn với tự chủ đại học?

– Tự chủ đại học bao giờ cũng gắn liền với đảm bảo chất lượng. Một đơn vị đảm bảo chất lượng đồng nghĩa với cơ sở GD-ĐT phải công khai với xã hội về chất lượng giáo dục thực tế đang có, các điều kiện bảo đảm cũng như các cam kết với xã hội. Vì vậy, chúng ta làm tốt đảm bảo chất lượng giáo dục cũng đồng nghĩa với việc tiến gần đến với việc tự chủ.

* Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định và đảm bảo chất lượng ở trường ĐH, theo thầy, công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng ĐH hiện nay đang gặp khó khăn gì?

– Khó khăn của chúng ta là hiện nay, số lượng trường ĐH đang vượt quá quy mô, cùng đó, số lượng chương trình của mỗi nhà trường lại rất nhiều, gây khó khăn về mặt đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm định chất lượng. Hiện nay mới có 5 trung tâm kiểm định độc lập. Sắp tới sẽ có các trung tâm kiểm định độc lập khác. ĐH Thái Nguyên cũng đã đăng ký thành lập Trung tâm Kiểm định. Theo quy định, ĐH Thái Nguyên có đầy đủ tất cả các điều kiện về phần cứng để thành lập một trung tâm kiểm định giúp cho Bộ GD&ĐT và Chính phủ thực hiện công tác này.

Rào cản trong thực hiện kiểm định chất lượng

* Được biết thầy và các đồng nghiệp đang tiến hành xây dựng một bộ đánh giá tiêu chuẩn Kiểm định và bảo đảm chất lượng cho ĐH Thái Nguyên. Thầy có thể nói rõ hơn quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn này?

– Tôi cùng một số đồng nghiệp ở ĐH Thái Nguyên vừa tham dự khóa học ngắn hạn trong khuôn khổ Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) về Đảm bảo chất lượng ĐH. Khi đi học ở Úc, chúng tôi nhận thấy các trường đại học Việt Nam đều có các bước để thực hiện xây dựng chương trình, cách điều hành, các mục tiêu và các chuẩn… Tuy nhiên, ở các trường ĐH Úc, họ tuân thủ đầy đủ tất cả các bước và giám sát việc thực hiện đó. Bài học lớn nhất chúng tôi học được từ các chuyên gia Úc chính là việc cam kết của lãnh đạo các cấp cũng như ý thức của từng giảng viên, chuyên viên ở trong nhà trường tuân thủ và thực hiện các bước nhằm đảm bảo chất lượng trường ĐH.

Từ các kiến thức và kinh nghiệm học tập từ các chuyên gia Úc, ĐH Thái Nguyên chúng tôi đưa ra các chính sách, quy trình cũng như các công cụ để làm sao bảo đảm được chất lượng cho các chương trình đào tạo: Rà soát xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra; xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng được chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để có thể đạt được với chuẩn đầu ra; thiết kế các công tác, dịch vụ hỗ trợ cho người học tiếp cận và thực hiện tốt chuẩn đầu ra, xây dựng các cơ sở vật chất và các thiết bị bảo đảm các quy trình, rà soát để đánh giá cơ sở vật chất; xây dựng các cơ chế để cải tiến chất lượng…

Chúng tôi xây dựng khoảng 11 quy trình khác nhau để thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. 11 quy trình này gắn liền với 11 tiêu chuẩn của Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của ASEAN (AUN-QA) về đảm bảo chất lượng đào tạo.

* Nhiều chuyên gia cho rằng khi siết chặt việc kiểm định chất lượng đồng nghĩa sẽ có va chạm về lợi ích, về nhân sự… Vậy ĐH Thái Nguyên sẽ giải bài toán này như thế nào, thưa thầy?

– Có lẽ đó là việc khó nhất trong triển khai, thực hiện đánh giá, kiểm định nâng cao chất lượng giáo dục. Trước nay chúng ta thường theo thói quen – đào tạo cái nhà trường đang có chứ không đào tạo theo cái xã hội cần. Bây giờ chuyển sang giai đoạn mới chắc chắn sẽ có sự va chạm về mặt lợi ích, quyền lợi của từng cá nhân cho từng nhóm hoặc cho từng chương trình. Nhưng để một nhà trường ĐH tồn tại, phát triển được, cái tối thượng chính là đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của người học.

Lời giải quan trọng nhất chính là nâng cao nhận thức của các cán bộ, giảng viên. Và trước khi xây dựng, thực hiện các quy định, các thầy cô phải được bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất. Bên cạnh đó, thiết kế của chương trình phải mềm dẻo và tích hợp các môn học. Trước đây, chúng ta thường để các modul rời rạc một cách cơ học. Hiện nay việc thiết kế các môn học trong nhà trường phải được thiết kế kết hợp với nhau một cách hữu cơ, có như vậy mới phát triển được.

Theo tôi thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục ĐH không hề dễ dàng nhưng không phải không làm được nếu chúng ta muốn nhà trường ĐH phát triển.

* Được biết thời gian này chuyên gia Úc đang ở Việt Nam tư vấn cho ĐH Thái Nguyên gỡ khó trong việc thực hiện Kiểm định chất lượng. Xin hỏi thầy đã nhờ chuyên gia Úc những việc gì?

– Có những vấn đề bản thân chúng tôi nói với nhau trong nội bộ là khó nhưng người ngoài đến lại dễ dàng chia sẻ hơn. Thế nên chúng tôi đặt hàng với chuyên gia Úc thông qua một hội thảo trao đổi với đông đảo cán bộ, giảng viên ĐH Thái Nguyên về tất cả các vấn đề liên quan đến: Các khái niệm cơ bản, các công cụ, chính sách cũng như các giải pháp để làm sao có thể thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục ĐH một cách tốt nhất.

* Xin cảm ơn thầy!

=====================================================================================

Dr. Pham Van Hung

 

Tiến sĩ Phạm Văn Hùng

“Đảm bảo chất lượng ĐH khác với các hoạt động đầu tư về khoa học, về cơ sở vật chất, thiết bị vì tối thiểu phải qua cả một quá trình đào tạo, ít nhất phải 4 – 5 năm sau, sau khi người học ra trường mới có thể đánh giá được. Chúng tôi rất tâm đắc với nhận định của chuyên gia Úc, đó là trong công nghiệp, sản phẩm lỗi có thể bỏ đi. Nhưng trong giáo dục không thể để sản phẩm có lỗi được. Do đó chúng ta phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra – đó chính là quá trình đảm bảo chất lượng”.

=====================================================================================

Nguồn: Báo GD&TĐ

Related Post
Hợp tác nâng cao năng lực cho giảng viên đại học Việt Nam

“Việt Nam cần một thế hệ cán bộ quản lý và lãnh đạo giàu kiến

Read more
Xây dựng nền hành chính công hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả: Kinh nghiệm của Việt Nam, Lào và Australia

Việt Nam, Lào và Australia tổ chức hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm

Read more
Trao đổi trực tuyến với các trường đại học tham gia Học bổng Chính phủ Australia năm học 2026

Thêm cơ hội cho bạn khám phá các trường đại học tham gia chương trình

Read more
Chia sẻ trực tuyến về Học bổng Chính phủ Australia năm học 2026

Mời bạn tham gia buổi chia sẻ trực tuyến để sẵn sàng nộp hồ sơ

Read more
Cựu sinh Học bổng Chính phủ Australia trở về thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam

Hội thảo Hòa nhập và Lễ Chào mừng dành cho gần 80 cựu sinh Học

Read more
Kêu gọi tài trợ cho Giải thưởng Cựu sinh Australia 2025

Cơ hội tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp / tổ chức của cựu sinh

Read more
Học bổng Chính phủ Australia niên khóa 2026 (học kỳ 2) bắt đầu nhận hồ sơ

Học bổng Chính phủ Australia niên khóa 2026 nhập học từ tháng 06/2026 dựa trên

Read more
Tôn vinh cựu sinh viên thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Australia

Giải thưởng Cựu sinh viên Australia năm 2025 chính thức nhận đề cử, tôn vinh

Read more
Lãnh đạo chiến lược hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Việt Nam và Australia hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả quản trị khu vực

Read more
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng hơn 200.000 đô Úc trong Đợt

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more